Công ty cung cấp công cụ quản lý
Đừng đặt mật khẩu dưới đây, tin tặc bẻ khoá chỉ trong “nốt nhạc”
17/11/2023 16:30
(NLĐO) – Hàng triệu người dùng đã và đang tiếp tục đặt các mật khẩu mà tin tặc (hacker) có thể dễ dàng bẻ khoá, xâm nhập tài khoản trực tuyến chỉ trong “nốt nhạc”.
NordPass cho biết "123456" là mật khẩu tệ nhất thế giới, tin tặc có thể bẻ khoá chỉ trong tích tắc. Ảnh: Boris Zhitkov
Các mật khẩu khó đoán hơn như "P@ssw0rd" được ghi nhận 135.424 lần đặt, còn "qwertyuiop" khoảng 79.434 lần đặt.
"Trên đây đều là các mật khẩu mà tin tặc có thể dễ dàng bẻ khóa trong khoảng thời gian chỉ dưới một giây" - Kênh CNBC dẫn công bố của NordPass quả quyết.
Ngoài ra, mật khẩu đặt theo các tên thương hiệu đình đám như "amazon", "netflix", "google", "motorola" và những từ dễ nhớ như "welcome", "demo", "test" cũng được nhiều người lấy làm mật khẩu. "Các mật khẩu như vậy cũng có thể bị hacker lần ra trong khoảng một giây" - NordPass lưu ý.

10 mật khẩu phổ biến nhất 2023 mà tin tặc có thể bị bẻ khóa trong tích tắc. Nguồn: NordPass
Công bố của NordPass cũng cho thấy tại Việt Nam, mật khẩu dạng dãy số được sử dụng nhiều nhất với khoảng 200.000 lần đặt với "123456", kế đến là "123456789" và "12345678".
Vì sao nên dùng biểu tượng cảm xúc để đặt mật khẩu?
Kết quả trên được NordPass tổng hợp dựa trên 4,3 thuê bao dữ liệu lấy từ các nguồn công khai ở 35 quốc gia trên 8 loại nền tảng số khác nhau, sau đó phân tích bởi các chuyên gia của công ty và nhà nghiên cứu bảo mật độc lập.
Mật khẩu hiện vẫn là phương pháp bảo mật thông dụng vì tính tiện dụng của nó, song nhiều chuyên gia đánh giá nó đã lỗi thời.

10 mật khẩu phổ biến nhất tại Việt Nam năm 2023. Nguồn: NordPass
Để thay cho mật khẩu truyền thống, Google đang ưu tiên sử dụng Passkey (mã khoá), phương thức đăng nhập bằng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt hay mã pin.
Apple đã triển khai tùy chọn mã khóa khi phát hành iOS 16, cho phép sử dụng công nghệ này trên một số ứng dụng như Apple Wallet.
Một số chuyên gia cho rằng xu hướng xác thực mới sẽ là chuyển từ "thông tin người dùng nắm giữ" như password, OTP sang "thông tin chỉ người dùng sở hữu" – đó là yếu tố sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt…
Cùng chuyên mục
Mới cập nhật
Thị trường vàng có còn 'lấp lánh' sau ngưỡng 2.100 USD/ounce?
10 phút trước
Đến ngân hàng rút 6 tỷ đồng tiền tiết kiệm, người đàn ông bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ: Đâm đơn kiện nhưng đã 8 năm vẫn không được trả lại tiền
10 phút trước
Thị trường trái phiếu DN đã "hạ cánh mềm", niềm tin trở lại sau khi "vượt khó"
10 phút trước
Một nhà vệ sinh phát nổ, phòng tắm cháy đen: Chuyên gia "chỉ mặt" thủ phạm là thiết bị nhà nào cũng có
10 phút trước
The Banker vinh danh MSB là ngân hàng của năm
10 phút trước

Cọ lăn sơn đa năng
14:35 28/08/2023

Đón mùa lễ hội cuối năm, Vietjet tặng voucher đến 500.000 đồng
12:41 17/11/2022

Về thiên đường biển Sơn Đừng lặn ngắm san hô
20:02 30/12/2022

Tại sao thành phố Dresden lại là thủ phủ Giáng sinh của châu Âu?
20:00 12/12/2022

Trải nghiệm ẩm thực người Hoa ở phố sủi cảo lớn nhất khu Chợ Lớn
21:30 30/11/2022

Tìm bị hại từng được "Thủy thẩm mỹ" làm đẹp tại nhà
04:30 25/11/2023

TPHCM: Hỏng ngực sau phẫu thuật, khách hàng kiện bệnh viện
16:04 18/11/2023

Diễn viên Lan Phương và chồng tây cao 2m thông báo tin vui
12:30 01/10/2023

"Thị màu" Hoà Minzy muốn được cầu hôn?
08:00 09/09/2023

"Nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh gia nhập hội mẹ bỉm sữa?
12:01 05/09/2023

Thủy Tiên xuất hiện với diện mạo khác lạ, úp mở về sự cô đơn
12:30 04/09/2023