Kỳ vọng nhiều điểm sáng trong lĩnh vực xây dựng

15/02/2024 20:06

Ở vai trò Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA), ông Ngô Hoài Đức - Tổng giám đốc Công ty TNHH KOSHI nhận định năm 2024, lĩnh vực xây dựng sẽ có nhiều điểm sáng về công nghệ thi công, sản xuất vật liệu xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình vận hành dự án.

Hội - Câu lạc bộ

Kỳ vọng nhiều điểm sáng trong lĩnh vực xây dựng

An An • 10/02/2024 15:00

Ở vai trò Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA), ông Ngô Hoài Đức - Tổng giám đốc Công ty TNHH KOSHI nhận định năm 2024, lĩnh vực xây dựng sẽ có nhiều điểm sáng về công nghệ thi công, sản xuất vật liệu xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình vận hành dự án.

diem-sang-ve-khoa-hoc-cong-nghe-trong-xay-dung-trong-nam-2024.jpg

Theo ông Ngô Hoài Đức trong năm 2023, ngành xây dựng đã chứng kiến sự lan tỏa mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất. Các kiến trúc sư chỉ cần nhập lệnh vào các phần mềm AI, từ đó sẽ nhận được nhiều phương án thiết kế được gợi ý một cách tự động và đa dạng.

Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, việc áp dụng khoa học và công nghệ để tạo ra các sản phẩm có tuổi thọ, thẩm mỹ và công năng vượt trội, đồng thời thân thiện với môi trường, đang thu hút sự quan tâm và triển khai của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng đầu tư vào hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn thường thuộc về các tập đoàn lớn. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa (CMEs) đang gặp khó khăn với thị trường và đơn hàng không đồng đều, tạo ra thách thức lớn trong việc duy trì quy trình sản xuất ổn định.

Ông Đức cũng cho rằng, năm 2023 nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng. Các phần mềm tiên tiến đã được giới thiệu cho các doanh nghiệp tư vấn, thi công và quản lý dự án. Mặc dù việc tiếp cận phần mềm xây dựng không khó, nhưng thách thức chính là đổi mới ý thức của đội ngũ lao động và thúc đẩy hợp tác trong việc áp dụng công nghệ mới từ các bộ phận trực tiếp tham gia thi công dự án.

z4992564298724_47af0bf6de398265374581f9f5aa5615.jpgBan Khoa học và Công nghệ có nhiều hoạt động tích cực trong năm 2023
chien-luoc-5.jpg
z4504147079609_79bad8ed5c5e2171ff9d856da3f5a49e.jpg
z4488046654654_ea9c2cd9f09c40394832f8fb2ef9a5a7.jpg

Về chính sách khuyến khích sử dụng khoa học công nghệ trong dự án xây dựng, ông Đức nhấn mạnh rằng, chính quyền đã thể hiện sự quan tâm thông qua việc ban hành Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây Dựng, hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thông tư này đã hướng dẫn rõ trường hợp dự án, công trình gói thầu có yêu cầu thực hiện BIM trong quá trình lập dự án, thiết kế, giám sát, quản lý dự án thì được tính chi phí ứng dụng BIM vào dự án xây dựng.. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng, chỉ có các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách và yêu cầu thực hiện BIM mới được hướng dẫn chi tiết. Trong khi đó, các dự án có nguồn vốn khác, đặc biệt là từ tư nhân, vẫn chưa có quy định bắt buộc về việc áp dụng công nghệ. Ông Đức cảnh báo rằng điều này có thể tạo ra sự chênh lệch và trở ngại trong nhận thức và ứng dụng công nghệ giữa các đơn vị tư vấn, nhà thầu và nhà cung cấp trong mỗi dự án xây dựng.

Mặc dù có những thách thức về chính sách, ông Đức vẫn khuyến khích doanh nghiệp nhận thức giá trị của khoa học công nghệ và nhìn nhận những cơ hội mà nó mang lại. Ông cũng đề xuất những người làm xây dựng cần cập nhật tư duy chuyển đổi số, sử dụng công nghệ để thay thế những công việc đơn giản và lặp lại, giúp họ tập trung thời gian và năng lượng vào những công việc mang lại giá trị cao hơn. Điều này không chỉ tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn thúc đẩy sự hiệu quả và sáng tạo trong ngành xây dựng.

z4125357762348_ab12b5010cbdbe9d7a7767a70965784d.jpgCác hoạt động của Ban Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp trong ngành
z4488046639262_41b4705938ba467c1dca1bb759762460-copy.jpgÔng Ngô Hoài Đức tin tưởng vào tương lai của ngành xây dựng trong năm 2024

Theo nhận định của ông Đức, năm 2024 sẽ chứng kiến ba điểm sáng quan trọng về khoa học công nghệ trong ngành xây dựng. Đầu tiên, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sẽ tăng cường quan tâm đối với việc phát triển các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.

Thứ hai, doanh nghiệp thi công xây dựng sẽ tích cực áp dụng các biện pháp thi công mới để giảm tiến độ, tiết kiệm nhân công và giảm rủi ro. Cuối cùng, các đơn vị tư vấn xây dựng sẽ tiếp tục ứng dụng các phần mềm tiên tiến trong khảo sát, thiết kế, giám sát và quản lý dự án. Điều này hứa hẹn mở ra triển vọng mới và nâng cao hiệu suất trong ngành.

Ông Đức lạc quan kỳ vọng rằng, năm 2024 sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong phát triển của doanh nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng tại TP.HCM. Việc tích hợp khoa học công nghệ vào ngành xây dựng được đánh giá là yếu tố chính và không thể thiếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Hoạt động của Ban Khoa học Công nghệ SACA trong năm 2023

- Gặp gỡ và trao đổi với Chi hội Xây dựng - Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH).

- Tham dự Hội nghị Giải pháp tương lai cho đô thị thông minh.

- Làm việc với Hiệp hội Thiết kế Inc Hàn Quốc (DesignHouse Inc).

-Làm việc với Hợp tác xã Công nghiệp cơ khí Busan (Korea).

-Tham gia tọa đàm ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp xây dựng.

-Tham gia sản phẩm sáng chế xanh - sản phẩm xanh.

-Làm việc với Công ty Tổ chức Triển lãm Xây dựng Nhật Bản Japan Build.

-Làm việc với Công ty EC Center (Nhật) về giải pháp xử lý rác thải xây dựng.

-Giới thiệu chương trình JCM thúc đẩy giảm khí thải CO2 trong xây dựng.

Bạn đang đọc bài viết "Kỳ vọng nhiều điểm sáng trong lĩnh vực xây dựng" tại chuyên mục DOANH NGHIỆP. Tin bài cộng tác vui lòng liên hệ hotline: 0903 78 12 09, hoặc gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com