Thêm 2 dấu hiệu của trẻ “thông minh giả”, cha mẹ cần thức tỉnh con kịp thời

26/11/2022 20:30

Có kiểu trẻ được gọi là “thông minh giả” khiến nhiều ông bố, bà mẹ tự hào nhưng lớn lên khó thành tài.

Nhiều đứa trẻ chỉ “khôn vặt” nhưng cha mẹ lại lầm tưởng rằng con mình thông minh. Đến khi tới độ tuổi đi học, đứa trẻ không đạt được thành tích tốt thì cha mẹ lại thắc mắc, băn khoăn. Nhiều phụ huynh không biết rằng, khôn lỏi, khôn vặt hay chính là "thông minh giả" đôi khi có thể dẫn trẻ đến gần hơn với những tính xấu như dối lừa, tự mãn, kiêu căng. Trong khi đó, thành tích học tập của trẻ lại không có gì nổi bật, thậm chí là càng ngày càng sa sút.

Vì vậy, khi thấy con có những dấu hiệu "thông minh giả", phụ huynh cần sớm uốn nắn, sửa chữa để con phát triển toàn diện, theo đúng lộ trình.

1. Có kế hoạch rõ ràng nhưng không thực hiện

Có không ít đứa trẻ tự giác xây dựng cho mình một bản kế hoạch học tập chi tiết. Trẻ lên thời gian biểu cho từng ngày nhưng trì trệ trong việc thực hiện. Chẳng hạn, trẻ hứa sẽ dậy sớm học thuộc bài nhưng sắp đến giờ đi học vẫn nằm dài trên giường, chờ cha mẹ đánh thức, thậm chí còn suýt muộn học. Hay trẻ lên kế hoạch học tiếng Anh mỗi tối nhưng tối nào cũng ngồi chơi điện tử hoặc lướt mạng xã hội. Cứ như vậy, trẻ không có kế hoạch nhưng không chịu thực hiện, trì trệ ngày qua ngày. Cuối cùng, điểm số học tập trẻ nhận được vô cùng thê thảm.

Những đứa trẻ lập kế hoạch mà không chịu làm chỉ là xây dựng cho đẹp, không có tính thực tế, nhằm lấy lòng tin của cha mẹ. Thoáng qua, nhiều người sẽ nghĩ trẻ có tính chủ động, tự giác nhưng thực tế hoàn toàn khác xa. Nếu người lớn dành cho trẻ lời khen mù quáng, không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ sinh tự mãn, lớn lên khó thành công.

2. Luôn cho mình là đúng, không biết lắng nghe

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ trẻ "thông minh giả" là luôn tự cao và cho là mình đúng. Trẻ không bao giờ lắng nghe ý kiến của người khác, chỉ nhất nhất làm theo ý mình. Trước một sự việc nào đó, những đứa trẻ này sẽ bày tỏ thái độ hơn thua, thích điều khiển, ra lệnh cho người khác theo ý mình.

Ban đầu, nhiều người lớn thấy trẻ như vậy sẽ cho rằng trẻ lanh lợi, mau miệng nhưng thật ra đây là một tính xấu. Dần dần, đứa trẻ sẽ trở thành người không biết lắng nghe, không dễ dàng tiếp thu những điều mới mẻ. Vì thế, khi ở trong một môi trường giáo dục, trẻ khó có được thành tích nổi bật, càng học càng dễ có kết quả giảm sút nếu không biết sửa đổi bản thân.

Thêm 2 dấu hiệu của trẻ “thông minh giả”, cha mẹ cần thức tỉnh con kịp thời - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

"Thông minh giả" có thể trở thành "thông minh thật" nếu cha mẹ đưa ra cho con những phương pháp hữu ích. Trẻ "thông minh giả" dù kết quả học tập không tốt nhưng vẫn có những ưu điểm riêng, nếu để ý sẽ sớm phát hiện ra.

Chẳng hạn với những đứa trẻ đã lên kế hoạch nhưng không thực hiện được thì ít nhất trẻ cũng từng có dự định làm nhưng có thể do một số lý do chủ quan cùng khách quan khiến trẻ bỏ cuộc. Thấy con như vậy, cha mẹ nên động viên, khích lệ tinh thần, mở ra cho con những cơ hội mới. Khi đã hoàn thành mục tiêu ngắn hạn, trẻ sẽ phấn khởi, nâng cao quyết tâm chinh phục những mục tiêu cao hơn.

Ngoài ra, một cách để biến "thông minh giả" thành "thông minh thật" là cha mẹ nên hạn chế cho con sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng… Thay vào đó, cha mẹ hãy cho con đọc sách mỗi ngày để con mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao khả năng tư duy. Đây mới là những điều giúp ích cho việc học tập của trẻ. Hãy từng bước giúp con xây dựng nền móng kiến thức để trở nên tự tin hơn.

Bạn đang đọc bài viết "Thêm 2 dấu hiệu của trẻ “thông minh giả”, cha mẹ cần thức tỉnh con kịp thời" tại chuyên mục PHONG CÁCH SỐNG. Tin bài cộng tác vui lòng liên hệ hotline: 0903 78 12 09, hoặc gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com